Vải thun lạnh là loại vải mịn, trơn bóng và rất mát tay khi sờ vào. Đây cũng là loại vải được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành may mặc hiện nay nhưng lại có rất ít người hiểu về loại vải này. Do đó, để giúp các bạn hiểu rõ hơn vải thun lạnh là gì cũng như các thông tin liên quan, Xưởng May Áo Thun sẽ có những chia sẻ hữu ích dưới đây.
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh là loại vải được làm từ sợi nylon hoặc Polyester, có pha thêm sợi co giãn spandex 3 – 5% để tạo sự co giãn và mềm mại tốt. Đúng như tên gọi của nó, khi sờ tay lên vải, người dùng sẽ có cảm giác mát tay mà không bị xù lông như một số loại vải khác.
Có hai loại vải thun lạnh thường dùng trên thị trường hiện nay dựa trên sự mềm mại và độ co giãn, đó là:
- Vải thun lạnh 4 chiều: Đây là loại vải có sự thoáng mát, mềm mại và có thể co giãn theo mọi hướng. Do đó, chúng có thể sử dụng để may quần áo thời trang, may đồ thể thao cho nam nữ…
- Vải thun lạnh 2 chiều: Loại vải này có độ co giãn kém hơn vải thun 4 chiều, nên thường dùng để may sản phẩm giá rẻ.
Ưu, nhược điểm của vải thun lạnh
Để hiểu rõ hơn vải thun lạnh là gì thì chắc hẳn không thể thiếu được ưu, nhược điểm của loại vải này.
Ưu điểm của vải thun lạnh
- Vải thun lạnh có khả năng chống nấm mốc, kháng khuẩn và khả năng chống bám bụi tốt nên có độ bền cao.
- Khi sờ tay vào vải có cảm giác trơn láng, mịn như lụa và mát lạnh nên loại vải này có tính thẩm mỹ rất cao.
- Vải thun lạnh có khả năng đẩy mồ hôi nhanh chóng ra ngoài không khí và thoát ẩm nhanh nên rất nhanh khô. Do đó, người ta có thể áp dụng loại vải này để may đồ thể thao như: Đồ bơi, quần áo đá bóng, quần áo chạy bộ…
- Có một ưu điểm cực kỳ tuyệt vời ở vải thun lạnh mà không phải loại vải nào cũng có được là khả năng chống nhăn tốt. Nhất là khi có sự tác động của môi trường bên ngoài cũng khó làm cho vải bị nhăn.
- Giá vải thun lạnh nhìn chung khá hợp lý và rẻ hơn so vải cotton. Do đó, loại vải này được nhiều người yêu thích và sử dụng.
Nhược điểm
Tuy vải thun lạnh có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Kém bền với nhiệt: Nếu loại vải này tiếp xúc với nhiệt độ cao thì chúng sẽ giảm khả năng đàn hồi, đặc biệt là khi sử dụng bàn là hay giặt bởi nước nóng từ 30 độ trở lên.
- Vải nóng: Không thấm hút mồ hôi là nhược điểm lớn của vải thun lạnh khiến người mặc cảm thấy khá nóng. Tuy nhiên, có nhiều cách khắc phục nhược điểm này như may rộng rãi hơn, may dáng ba lỗ…
Ứng dụng của vải thun lạnh
Sau khi đã nắm được ưu nhược điểm của vải thun lạnh là gì thì ứng dụng của loại vải này cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số ứng dụng của vải thun lạnh dưới đây:
- May quần áo cho nữ: Ưu điểm của vải thun lạnh là có tính thẩm mỹ cao, nên có thể dùng để may quần áo cho phái nữ như: Đồ ngủ, đồ bộ, váy đầm… Ngoài ra, loại vải này có khả năng chống tia UV, chống nước tốt nên còn được dùng để may áo chống nắng hay áo khoác.
- May đồ thể thao: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của vải thun lạnh. Với khả năng thoát ẩm nhanh nên vải thun lạnh được dùng để may đồ thể thao, giúp vận động viên luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi hoạt động.
- Trang trí nội thất: Ngoài ứng dụng trong lĩnh vực thể thao, vải thun lạnh còn được ứng dụng để may nệm, rèm cửa, bọc ghế, chăn ga gối…
Cách nhận biết vải thun lạnh
Trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau khiến người dùng khó có thể phân biệt đâu là vải thun lạnh chuẩn. Vậy thì các bạn có thể nhận biết bằng cách sau:
- Kiểm tra bề mặt vải
Dùng tay sờ lên bề mặt của miếng vải để cảm nhận. Nếu thấy mướt tay, mềm mịn mà khi nhìn vào thấy chất vải sáng thì đó là vải thun lạnh.
- Kiểm tra khả năng thấm hút
Để biết vải có thấm hút hay không thì các bạn đổ chút nước lên vải. Nếu thấy khả năng thấm hút ít thì có thể đó là vải lanh mà không phải thun lạnh. Còn thấm hút nhiều thì đó là vải thun lạnh.
- Kiểm tra khả năng đàn hồi
Dùng tay kéo nhẹ vải về nhiều chiều hướng khác nhau để kiểm tra độ đàn hồi. Nếu sau khi kéo xong mà vải co lại trạng thái ban đầu thì đó là vải thun lạnh.
Cách bảo quản vải thun lạnh
Tuy có độ bền cao nhưng chúng ta cũng cần biết cách bảo quản vải thun lạnh để giữ màu vải luôn tươi sáng như mới. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:
- Khi giặt vải thun lạnh, nên chú ý để nhiệt độ thường mà không được giặt ở nước nóng từ 30 độ trở lên.
- Không nên phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho vải nhanh phai màu.
- Không nên là ủi vải ở nhiệt độ quá cao. Bởi loại vải này có bản chất không nhăn nên rất dễ là phẳng và dễ bị hỏng bởi nhiệt độ cao.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về vải thun lạnh là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ mà Xưởng May Áo Thun VT bật mí trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại vải này để đưa ra sự lựa chọn hợp lý cho mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
XƯỞNG MAY ÁO THUN BÌNH DƯƠNG GIÁ RẺ
- Số 16/12 Khu phố đông A, đường Đào Duy Từ, P. Đông Hoà, Tx Dĩ An, Bình Dương
- Hotline/Zalo: 0398.224.959
- Email: xuongmayaothunvt@gmail.com
- Website: https://xuongmayaothunvt.com